Đạo đức nghề nghiệp trong nghề kiểm toán

Trong nghề kế toán nói chung và kiểm toán nói riêng, đạo đức nghề nghiệp phải được xác định rõ ràng, công bố và trở thành yêu cầu bắt buộc, để một mặt sẽ giúp quản lý và giám sát chặt chẽ mọi kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán. Chính việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các thành viên luôn phải duy trì một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, giúp bảo vệ và nâng cao uy tín cho nghề kiểm toán trong xã hội. Bài viết này của công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á (Asa) mong muốn được giới thiệu với quý vị vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong nghề kiểm toán

Để phát huy vị trí, vai trò vô cùng ý nghĩa của nghề kiểm toán, các kiểm toán viên (KTV) chuyên nghiệp phải luôn nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong suốt cuộc đời hành nghề của mình, cho dù mình giữ bất kể vị trí nào trong các cuộc kiểm toán, trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán để phấn đấu phục vụ tốt nhất vì lợi ích của công chúng, những người sử dụng kết quả kiểm toán.

Năm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đó bao gồm:

(a) Chính trực

Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh.

(b) Khách quan

Không cho phép thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình.

(c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng.

(d) Tính bảo mật

Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba.

(e) Tư cách nghề nghiệp

Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

Năm nguyên tắc trên, xem chừng tưởng như đơn giản, nhưng để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này trong quá trình hành nghề, chủ động trong việc xử lý các tình huống vi phạm đạo đức có thể phát sinh, lại không phải là vấn đề đơn giản bởi xung quanh quãng đời nghề nghiệp của KTV chuyên nghiệp luôn tồn tại quá nhiều các cạm bẫy, các nguy cơ xung đột lợi ích mà KTV, nếu không nhận thức được đầy đủ các mối nguy cơ và đe dọa đó, thì sẽ có thể vô tình rơi vào tình trạng “vi phạm lúc nào mà không hay” hoặc “cố lờ đi như không biết”, ảnh hưởng đến việc xem xét tính độc lập, khách quan của KTV khi đưa ra kết quả kiểm toán, từ đó có thể làm suy mòn lòng tin của công chúng với nghề khi xảy ra các vụ tranh chấp, kiện tụng, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Trên thế giới, vẫn thường xuyên xảy ra các vụ việc đình đám do báo chí nêu ra liên quan đến các KTV chuyên nghiệp khi sự khách quan, tính độc lập trong ý kiến kiểm toán của họ bị công chúng nghi ngờ nghiêm trọng như Enron, WorldCom, … Dẫu biết các KTV chuyên nghiệp, dù tất cả đều được đào tạo, thi cử có chứng chỉ hành nghề và học bài bản về các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, biết trước các cạm bẫy và thách thức với nghề, nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để vượt qua những cạm bẫy, thách thức đó, kể cả những KTV chuyên nghiệp hành nghề lâu năm ở trong những hãng kiểm toán hàng đầu thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những vụ đình đám vi phạm các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như vậy của các KTV chuyên nghiệp?

Trong bài viết này, công ty kiểm toán Thái Dương chỉ mong muốn nhấn mạnh đến việc nhận thức các biện pháp bảo vệ được quy định trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chia làm hai nhóm lớn bao gồm:

– Các biện pháp bảo vệ do hội nghề nghiệp, pháp luật và chuẩn mực quy định;

– Các biện pháp bảo vệ tại môi trường làm việc.

Các biện pháp bảo vệ do tổ chức nghề nghiệp quy định, do pháp luật và các quy định có liên quan :

– Các yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán;

– Các yêu cầu về cập nhật kiến thức chuyên môn;

– Các quy định về quản trị doanh nghiệp;

– Các chuẩn mực nghề nghiệp;

– Sự giám sát của tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý và các hình thức kỷ luật;

– Soát xét độc lập do bên thứ ba được trao quyền hợp pháp thực hiện đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cung cấp.

Còn các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc chủ yếu gồm:

– Cơ chế tiếp nhận, giải quyết khiếu nại công khai và hiệu quả của tổ chức mà KTV chuyên nghiệp làm việc, tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý, cho phép các nhân viên, chủ doanh nghiệp và công chúng phản ánh về các hành vi không chuyên nghiệp hoặc phi đạo đức;

– Quy định rõ ràng về trách nhiệm báo cáo các vi phạm yêu cầu về đạo đức.

Tin khác