Lưu ý với kế toán lĩnh vực thiết kế Website, dịch vụ mạng

Những  lưu ý đối với công tác kế toán trong lĩnh vực thiết kế website, mua bán tên miền, cung cấp dịch vụ mạng…

1. Các loại chi phí máy móc, thiết bị, dụng cụ văn phòng, chi phí khấu hao phòng làm việc, thuê phòng làm việc… hạch toán vào đâu?

Ở các lĩnh vực khác, các chi phí như khấu hào hoặc thuê phòng làm việc, bàn ghế, máy tính, máy văn phòng, thiết bị hạ tầng mạng, phí dịch vụ internet… được đưa tất vào chi phí quản lý. Nhưng đối với lĩnh vực này phần lớn các chi phí vừa nêu đều phục vụ để tạo ra sản phẩm do đó nó phải được đưa vào giá thành của sản phẩm đầu ra để xác định giá vốn. Trong trường hợp không thể hạch toán riêng được phần nào dùng cho bộ phận quản lý, phần nào dùng tạo ra sản phẩm đầu ra thì chúng ta phải phân bổ nó theo một tiêu thức nhất định.

2. Tên miền mua vào có thể được xem là hàng tồn kho hay không? Nó là hàng hóa hay là nguyên vật liệu?

  • Tên miền là dạng lai giữa sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Nó giống sản phẩm hữu hình ở chổ: chúng ta có thể nhìn thấy, kiểm đếm, thống kê, lưu trữ, cất giữ, giao nhận… Nhưng lại giống sản phẩm, hàng hóa vô hình ở chổ chúng ta không thể cầm nắm, sờ nắn, mang đi… Từ đặc điểm trên chúng ta thấy nó hoàn toàn có thể theo dõi, quản lý và hạch toán giống như một hàng tồn kho bình thường.
  • Tùy theo đặc thù của từng DN mà chúng ta có thể hạch toán tên miền mua vào sao cho hợp lý. Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động thuần về thiết kế web, tên miền mua về chỉ để gán vào trang web cho khách hàng và nó được tính gộp chung với giá trị trang web hoàn chỉnh thì chúng ta hạch toán nó là nguyên vật liệu (152). Còn đối với DN mua tên miền về bán lại hoặc gán vào trang web cho khách hàng nhưng tách giá trị của trang web và tên miền ra riêng thì chúng ta xem nó là hàng hóa (156). 

Đào tạo Kế toán Tổng hợp tại Hà Nội

3. Cần lưu ý điều gì khi tính giá nhập – xuất kho tên miền?

Về giá nhập kho thì không vấn đề gì, chúng ta cứ xác định giá nhập giống như khi nhập các hàng hóa bình thường khác. Nhưng đối với giá xuất kho, thông thường chúng ta chọn phương pháp thực tế đích danh, bởi vì có 2 lý do sau:

- Thứ nhất, giá của mỗi tên miền khác nhau có sự chênh lệch rất lớn (một tên miền cực đẹp có giá tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng nhưng một tên miền thông thường chỉ có giá vài trăm ngàn đồng). Chính vì vậy, nếu áp dụng phương pháp tính giá bình quân thì sẽ không hợp lý. 
- Thứ hai, mỗi tên miền được cung cấp ra đều do khách hàng lựa chọn, nếu chúng ta cung cấp tên miền khác với hợp đồng thì chắc chắn khách hàng sẽ không đồng ý. Do đó áp dung phương pháp FiFo hay LiFo là không thể được.

4. Cách tính giá thành sản phẩm đầu ra như thế nào?

  • Đối với lĩnh vực này, sản phẩm làm ra không theo một chu kỳ nào cả, mặt khác nó cũng không có cái nào giống giá trị với cái nào. Chính vì vậy, chúng ta tính giá thành theo hợp đồng, vụ việc là hợp lý nhất. Theo đó, các chi phí trực tiếp chúng ta hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (hợp đồng). Với các chi phí chung không thể tách riêng được thì chúng ta phân bổ theo tiêu thức nhất định nào đó (chẳng hạn theo giá trị hợp đồng, theo chi phí nhân công…)
  • Đa số các phần mềm phổ biến (như MISA chẳng hạn) thì đều có chức năng tính giá thành theo hợp đồng, công trình, vụ việc. Khi đó mình phải tạo mã riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí tương ứng với từng hợp đồng đó. Lúc hạch toán vẫn ghi nhận vô chi phí sản xuất (Nợ 621/622/627 hoặc 154 tùy theo chế độ kế toán mà DN áp dụng) bình thường nhưng có phần đối tượng tập hợp chi phí ta chọn 1 đối tượng cụ thể, phầm mềm sẽ hạch toán vào đúng đối tượng ta cần. Còn đối với các chi phí chung không hạch toán cho từng đối tượng được (như máy móc thiết bị, hạ tầng mạng…) thì ta phân bổ theo tiêu thức nào đó, chẳng hạn theo giá trị hợp đồng, hoặc theo nhân công…
  • Nếu như làm thủ công hoặc làm trên excel thì buộc phải mở sổ hoặc tạo file theo dõi chi phí riêng cho từng đối tượng thì mới tính giá thành chính xác được.

 

Tin khác