Một nghiên cứu mới đây cho thấy, ngành công nghiệp dệt may đang đứng trước những cơ hội lớn.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà sản xuất hàng may mặc ở Đông Dương đã thực hiện một chiến dịch được xây dựng trong nhiều năm, để chứng minh cho công chúng, rằng những người công nhân không có trình độ đã phải làm việc miệt mài nhưng chỉ được nhận số tiền lương ít ỏi khoảng 150 đô la một tháng. Những người hoài nghi, tất nhiên, từ lâu đã không tin câu chuyện này.
Ở phương Tây, các nhà sản xuất hàng may mặc tôn trọng tầng lớp công nhân lao động. Nó đã luôn luôn là vậy, mặc dù, điều này gần như đã biến mất với sự “di cư’ của ngành công nghiệp tới các quốc gia có nguồn nhân công rẻ hơn – đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia.
Lễ ký kết một thỏa thuận lịch sử giữa Việt Nam và EU. Ảnh: Flickr
Bất chấp những cảnh báo nghiêm trọng và vấn đề tăng lương được nhà sản xuất mô tả là hào phóng, ngành công nghiệp may mặc vẫn sống sót và ngày càng tăng cường hơn nữa đầu tư ra nước ngoài. Và giờ đây, theo một báo cáo của ngân hàng ANZ có trụ sở lại Melbourne, tương lai của ngành công nghiệp này đang rất tươi sáng.
Theo như báo cáo, “… Triển vọng cho ngành xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia là hết sức sáng lạn do sự đầu tư của nước ngoài vào ngành này.”
Báo cáo này cũng hy vọng Việt Nam sẽ đa dạng hóa ngành công nghiệp này hoàn toàn sau khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu (EU) sau hai năm rưỡi đàm phán. FTA dự kiến sẽ được phê chuẩn vào năm tới và chính thức có hiệu lực vào năm 2018.
Tuy nhiên, ANZ cho rằng những lợi ích này sẽ diễn ra trong một “thời kỳ dài hơn” lên đến 7 năm. Như vậy, Hà nội sẽ phải thực hiện một loạt các bước đi mới có thể nhận được đầy đủ các lợi ích do những quy tắc nghiêm ngặt của FTA.
Trái với những niềm tin phổ biến, báo cáo này cho rằng ngành công nghiệp dệt may không còn là một ngành công nghiệp giá trị thấp, bởi vì số lượng lao động lớn và có giá trị gia tăng cao. Đó có thể là dấu hiệu quay trở lại những năm 1960. Vào thời điểm đó, những nhà sản xuất dệt may bắt đầu chuyển cơ sở sản xuất của mình sang các nước có mức lương thấp, trong khi vẫn giữ bộ phận nghiên cứu và phát triển vật liệu ở chính quốc.
Báo cáo cũng nhận định, “Cùng với nhau, hành động này giúp các ngành công nghiệp phát triển và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của toàn cầu hóa”. Một số người khác cho rằng, những đặc trưng này là khởi đầu cho sự suy giảm trong sản xuất ở phương Tây, đồng thời chuyển nó đến Đông Á.
Theo ANZ, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu dệt may hàng đầu, trong khi cơ hội vẫn còn cho các nước khác được hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Đặc biệt, ANZ cũng lưu ý rằng Châu Á đã thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, nơi chiếm 15% nhu cầu dệt may trên toàn thế giới.
Ngân hàng này cũng cho biết EU vẫn là nhà nhập khẩu số một. Tuy vậy, trái với những suy nghĩ thông thường, hầu hết các sản phẩm của khu vực được xuất phát từ nội khối 28 quốc gia để giảm thời gian đưa ra thị trường của phân khúc thời trang.
Trong phân tích cuối cùng, ngành công nghiệp dệt may và thời trang ở Việt Nam và Campuchia vẫn trong tình trạng tốt và đang đi trên tiến trình vững chắc. Nó sẽ tiếp tục phát triển và bảo đảm tiếp tục tăng lương cho những lực lượng lao động được đào tạo bài bản, bất chấp những phản đối từ phía nhà sản xuất.
Như Ngọc (The Diplomat)