Các doanh nghiệp trên Facebook thoát khỏi mạng lưới thu thuế

Các cơ quan quản lý đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực của họ để thu hồi nợ từ Google và Facebook, thừa nhận rằng họ đã thất bại trong việc kiểm soát các doanh nghiệp thông qua các mạng xã hội, thu hút hàng chục triệu người.

Trong hai năm qua, chị Nguyễn Thị Thảo, ngoài thu nhập ổn định từ công việc của mình là một nhân viên văn phòng, cô còn có thể kiếm thêm khoảng 10 triệu đồng một tháng từ việc bán trái cây sấy Đà Lạt trên Facebook.

Trong khi thu nhập của chị Thảo từ công việc chính cũng chịu nhiều loại thuế, thu nhập từ việc kinh doanh trên Facebook lại không phải chịu thuế. Cô chỉ phải trả tiền quảng cáo cho bài đăng mà cô đăng tải trên Facebook.

Không chỉ riêng chị Thảo. Không chỉ các cá nhân, mà cả các doanh nghiệp cũng sử dụng các mạng xã hội như một kênh bán hàng chính thức.

Anh Nguyễn Đức Việt, chủ một trang trại nuôi lợn lớn ở huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết ông đã phải trả một khoản tiền lớn trong vài năm qua để quảng cáo sản phẩm của mình trên Facebook.

Anh Việt nhận xét rằng thu nhập từ mạng xã hội 'có thể tăng cao trong tương lai nhờ gần sự gia tăng người sử dụng mỗi ngày.

Các giao dịch tự do giữa các thành viên trong nhóm có thể được thực hiện thông qua các mạng xã hội và được đặt dưới sự quản lý.

Một nhà phân tích nhận xét rằng Facebook gần đây đã cho thấy ý định nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử bằng cách tích hợp các tính năng mua/ bán và kích hoạt tính năng 'cửa hàng' trên các trang fanpage có trưng bày hàng hóa theo một cách hấp dẫn không thua kém đến một trang web thương mại điện tử.

Ông nói rằng các hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội đã trở nên quá sôi động khiến nhiều công ty thương mại điện tử bắt đầu sử dụng các mạng xã hội để bán hàng và quảng bá trang web của họ.

Khi giao dịch được thực hiện mà không có hóa đơn, doanh thu thực tế của các mạng xã hội và các công ty thương mại điện tử luôn luôn là một bí mật.

Theo Bộ Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), việc bán hàng thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2015 đã đạt 4,1 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014, chiếm 2,8% tổng doanh thu bán lẻ. Tuy nhiên, không có số liệu nào về doanh thu của thương mại điện tử thông qua các mạng xã hội.

Các mạng xã hội hiện nay được so sánh với một 'đại siêu thị', nơi có rất nhiều nhà bán lẻ, kể cả các công ty lớn đến các cửa hàng nhỏ cùng kinh doanh và kiếm tiền.

Các nhà phân tích nhận xét rằng mặc dù việc kinh doanh trên mạng xã hội đã trở nên khởi sắc, các cơ quan thuế vẫn không thể thu thuế từ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Thậm chí còn khó khăn hơn để thu thuế từ các doanh nghiệp trên các mạng xã hội.

ActionAid nhận xét rằng sự thất bại của Cơ quan thu thuế của Việt Nam là rất phổ biến. Cơ quan thuế không thể thu thuế từ các tập đoàn lớn có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi về thuế, mà còn từ các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam.

 

Dịch bởi: cepquynh

Tin khác