Tỉnh Ninh Thuận ở miền Trung Việt Nam có kế hoạch mở rộng diện tích trồng nho của mình lên 7.900 héc-ta, trong đó hơn 2,550 héc-ta sẽ là vùng trồng nho an toàn, theo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích trồng nho của mình lên 7.900 héc-ta, trong đó hơn 2,550 héc-ta sẽ là vùng trồng nho an toàn.
Phát biểu hôm thứ Bảy tại lễ hội nho và rượu vang quốc tế được tổ chức tại tỉnh Ninh Thuận, ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết ngành công nghiệp đang hướng đến việc chuyển giao công nghệ, nhập khẩu thêm nhiều giống nho và tạo ra một thương hiệu mang tính địa lý về địa phương sản xuất rượu vang và nho.
Ông Bình cho biết tỉnh có kế hoạch tạo ra khu vực trồng nho lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng vẫn còn một số thách thức trong đó bao gồm biến đổi khí hậu, phương tiện kỹ thuật và công nghệ kém sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất nho.
Ngoài ra, nho và các sản phẩm từ nho trong nước không thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
Vì vậy, cho đến nay chỉ có tám doanh nghiệp có được chứng nhận "Nho Ninh Thuận" từ Hiệp hội nho của tỉnh.
Trong số các doanh nghiệp thì có nhiều doanh nghiệp hộ gia đình với diện tích canh tác hạn chế. Đa phần trong số đó không áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc trồng nho an toàn.
Lễ hội và hội thảo này đã cho nông dân cơ hội để học hỏi từ các chuyên gia trong và ngoài nước về các công nghệ mới nhất đồng thời tìm kiếm thị trường cho nho và các sản phẩm từ nho, chẳng hạn như nho khô, thạch, mứt và rượu vang.
Theo ông Bình, tỉnh cần tiếp tục xây dựng một thương hiệu địa lý cho nho và sản phẩm từ nho tại Ninh Thuận để tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm trong tỉnh.
Sự liên kết giữa người trồng nho, nhà sản xuất và các chuyên gia cũng cần được tăng cường để giúp cải thiện ngành công nghiệp nho, ông nói thêm.
Ông Nguyễn Văn Mọi, Phó Chủ tịch Hiệp hội nho IX Thuận, cho biết tỉnh sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu cho nho và rượu vang.
Ông Mọi cho biết chất lượng của rượu vẫn còn thấp và việc sản xuất rượu vang vẫn còn đang thiếu nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến.
Việc sản xuất rượu cần nguồn nguyên liệu tại chỗ thay vì phải nhập khẩu như những nước khác, ông cho biết thêm.
Ông kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào chuyển giao công nghệ trong trồng nho cho nông dân.
Có gần 1.200 hộ trồng nho phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích gieo trồng là 280 héc-ta.
Một nông dân trồng nho ở địa phương xin giấu giấu tên cho biết nông dân ở tỉnh Ninh Thuận đã phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó là sự thiếu nguyên liệu để làm rượu vang, công nghệ tiên tiến và thị trường ổn định cho sản phẩm của họ.
Cho đến nay, có 46 doanh nghiệp sản xuất rượu vang nho với sản lượng 230.000 lít mỗi năm, theo UBND tỉnh.
Mỗi năm, gần 800 tấn nho và các sản phẩm từ nho và 15.600 chai rượu vang và thạch được tiêu thụ.
Tỉnh đã thu hút được ba dự án canh tác nho với tổng vốn đầu tư là 304 tỷ đồng.
Nho là cây trồng chủ lực có giá trị cao tại tỉnh Ninh Thuận, lần đầu tiên được giới thiệu đến tỉnh này trong năm 1960 và được Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp Nam Trung Bộ có trụ sở tại huyện Ninh Sơn trồng thử nghiệm. Việc sản xuất thương mại được bắt đầu vào những năm 1980.
Tỉnh hiện có hơn 1.100 héc-ta trồng nho với năng suất bình quân 25 tấn nho tươi mỗi héc-ta mỗi năm.
Dịch bởi: cepquynh