Việc đưa đồng Nguyên của Trung Quốc vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và vào rổ tiền tệ dữ trữ của IMF vào thứ bảy vừa qua sẽ tác động đến tài chính toàn thế giới, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Đồng Nguyên cùng với đồng đô la Mỹ, đồng EURO, Yên và bảng Anh nằm trong danh sách ngoại tệ có quyền rút vốn đặc biệt ( SDR) mà các nước có thể nhận được như là một phần của các khoản vay của IMF. Sự kiện này đánh dấu đây là lần đầu tiên một đồng tiền mới được gia nhập kể từ khi đồng euro được đưa ra vào năm 1999.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, sự thay đổi này sẽ có tác động tích cự lẫn tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam.
Ông nghi ngờ Trung Quốc bây giờ sẽ phải hạn chế sự mất giá của đồng Nguyên để có trách nhiệm hơn trong việc áp dụng các chính sách để cân đối lợi ích toàn cầu. Dự kiến sự ổn định chính sách ngoại hối của Trung Quốc sẽ có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, nếu đồng Nguyên trở nên ngày càng phổ biến, ổn định và lành mạnh, lúc đó công ty Trung Quốc và Việt Nam sẽ không cần dùng đồng đô la Mỹ trong việc thanh toán.
Sự thay đổi này cũng có thể giúp ổn định các giao dịch thanh toán và thương mại giữa hai nước.
Tuy nhiên, ông Phong cũng lo ngại rằng một dự trữ đồng Nguyên cao có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc chiếm ưu thế chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Đặc biệt, ông Phong lưu ý, các doanh nghiệp Việt sẽ có rủi ro cao khi người Trung Quốc sẽ nắm giữ cũng như đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam dự kiến sẽ được cổ phần hóa.
Vì thế ông Phong đưa ra giả thuyết rằng quốc gia xem xét kỹ lưỡng tỷ lệ của đồng Nguyên trong chính sách dữ trữ của nó.
Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lập luận rằng các tác động đến nền kinh tế của Việt Nam sẽ được giới hạn và chỉ ở mức gián tiếp.
ông Hiếu cho biết khi đồng Nguyên tham gia giỏ tiền tện SDR của IMF và có một vai trò mới trong thanh toán quốc tế, giá trị của nó sẽ tăng lên. Nếu giá trị đồng nhân dân tệ tăng, đồng đô la Mỹ sẽ giảm giá trị so với đồng Nguyên. Tại thời điểm đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ có những thuận lợi, trong khi nhập khẩu từ thị trường này sẽ gặp bất lợi.
Trong khi đó, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam nói rằng việc đưa đồng Nguyên vào giỏ của IMF sẽ không ảnh hưởng đến thương mại của họ trong thời gian ngắn.
Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong tương lai gần nhiều công ty, bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc, sẽ vẫn còn thó quen của việc sử dụng đồng USD trong thanh toán.
Tuy nhiên, về lâu về dài, đồng Nguyên sẽ phổ biến dần trong thanh toán và sẽ tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.
Ông Sưa nói khi giá trị đồng Nguyên gia tăng và phổ biến, các đối tác Trung Quốc có thể đề nghị sử dụng nhiều đồng Nguyên trong thanh toán. Giá nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng lên làm cho hàng hóa Việt Nam tốn kém nhiều hơn.
Để giảm thiểu các tác động, ông Sưa cho rằng doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết nhằm đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều nước.
Giám đốc Nguyễn Thị Thu Hiền ở tổng công ty Thương mại (Hapro) có trụ sở Hà Nội cho biết, doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có quan hệ thương mại với các đối tác Trung Quốc, sẽ được hưởng lợi từ quyết định của IMF một khi đồng Nguyên ổn định hơn.
Dịch bởi: hoaithuong