Ngành công nghiệp mía đường Việt Nam đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu và các đối thủ nước ngoài

Ngành công nghiệp mía đường Việt Nam đang gặp khó khăn không chỉ trong việc duy trì bản thân trong cuộc cạnh tranh với đường nhập khẩu, mà còn phải chống lại các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Một vụ thu hoạch mía ở Việt Nam (Tuổi Trẻ)

Mùa vụ 2015-2016 đánh dấu sự suy giảm sản lượng đường năm thứ hai liên tiếp, sau nhiều năm tăng trưởng.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành công nghiệp mía đường chiếm diện tích 284.000 ha trong mùa vụ 2015-16, giảm 6,7% so với mùa vụ trước và sản xuất được 18,3 triệu tấn, giảm 8%.

Có tổng cộng 13 triệu tấn mía được chế biến thành 1,5 triệu tấn đường, thấp hơn 60.000 tấn so với mục tiêu cho mùa vụ này và thấp hơn 10,4% so với sản lượng từ mùa trước.

Sản lượng đường đã bị giảm năm thứ hai liên tiếp, khiến Bộ Công Thương phải đề nghị Chính phủ phê chuẩn việc nhập khẩu 200.000 tấn đường để bổ sung vào nguồn cung cấp trong nước.

Chất lượng mía cũng đang bị giảm đi, với tỷ lệ thu hồi đường giảm tới 9,64 CCS, thấp hơn 0,56 CCS so với vụ trước.

Sự suy giảm về số lượng và chất lượng mía ở Việt Nam là do những tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất mía ở Tây Nguyên và khu vực phía Nam.

Nhiều chuyên gia cũng dự báo rằng hạn hán và xâm nhập mặn sẽ trở nên trầm trọng hơn trong vụ mùa 2016-17, ảnh hưởng đến một khu vực lớn hơn, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Các đối thủ nước ngoài

Hơn nữa, mía đường Việt đang phải đối mặt với những thách thức từ các đối thủ nước ngoài vì các hiệp định thương mại tự do sắp tới sẽ cho phép đường từ nước ngoài tiến vào thị trường trong nước không mấy khó khăn.

Theo Cục Trồng trọt, năng suất mía ở Việt Nam chỉ bằng 90 phần trăm so với mức trung bình toàn cầu, chưa kể đến những cường quốc mía như Brazil, Úc, Thái Lan và Ấn Độ.

Ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cảnh báo rằng cây mía trong nước sẽ phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết với các nước khác.

Thuế quan đối với đường đã giảm đến 5 phần trăm kể từ năm 2010, trong khi một thỏa thuận thương mại biên giới mới giữa Việt Nam và Lào sẽ cho phép các sản phẩm đường được sản xuất bởi tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Lào có thể nhập khẩu vào Việt Nam mà không có thuế quan và thuế giá trị gia tăng.

Ông Phạm Hồng Dương, chủ tịch Ủy ban mía đường của TTC Group, cho rằng ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam cần phải đầu tư thêm vào cơ khí và công nghệ.

Theo ông Dương, tưới tiêu  là một yếu tố quan trọng trong canh tác mía, nhưng ngoại trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực khác không có các nguồn nước tự nhiên để tưới tiêu bổ sung, khiến cây mía chỉ có thể dựa vào nước mưa để tăng trưởng.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy diện tích mía được tưới nước bổ sung chỉ chiếm 17,000ha.

Trong điều kiện bình thường, việc tưới thêm nước sẽ giúp tăng năng suất từ 35 đến 50 phần trăm so với canh tác mía mà chỉ dựa vào nước mưa.

Ông Dương khẳng định: "Do đó, việc áp dụng công nghệ tưới nước sẽ là một phương pháp quan trọng để giúp tăng năng suất cây mía trong tương lai"

Máy móc cơ giới sẽ giúp giảm chi phí từ 25-33 phần trăm và độ sâu cày đôi từ 25-30 cm đến 50-60 cm, cho phép cây mía đường phát triển nhanh hơn và khỏe mạnh hơn.

Hơn nữa, cơ giới hóa việc thu hoạch mía sẽ giúp cắt giảm chi phí xuống một nửa và tăng lượng mía thu hoạch.

Ông Dương cho biết: "Việt Nam có thêm nguồn lực để đầu tư cơ giới cho ngành công nghiệp mía đường. Nếu điều đó được thực hiện tốt, thì ngành công nghiệp mía đường trong nước sẽ có thể cạnh tranh với đường nhập khẩu và thậm chí để xuất khẩu"

 

Dịch bởi: cepquynh

Tin khác